Loading web-font TeX/Math/Italic

Chào các bạn đến với trang web Tui Yêu Vật Lý - tuiyeuvatlyhqv.blogspot.com - (by) Tiểu Quậy

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ - bài giải

_______________Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ_______________

1. Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm ?
A. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó.
B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.
C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.
D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.
Giải
Chọn câu D (vì giọt nước mưa rất nhỏ so với quỹ đạo chuyển động của nó)

2. Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài ?
A. Khoảng cách đến ba sân bay lớn ; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.
B. Khoảng cách đến ba sân bay lớn ; t = 0 là 0 giờ quốc tế.
C. Kinh độ, vĩ độ địa lý và độ cao của máy bay ; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.
D. Kinh độ, vĩ độ địa lý và độ cao của máy bay ; t = 0 là 0 giờ quốc tế.
Giải
Chọn câu D (kinh độ, vĩ độ địa lý được tìm theo kinh độ gốc, vĩ độ gốc. Độ cao tính theo mực nước biển, giờ quốc tế GMT cũng là giờ chuẩn lấy gốc từ kinh tuyến 0)

3. Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng những tọa độ nào ?
Giải
Cũng giống như câu 2 để xác định vị trí của tàu biển giữa đại dương người ta dùng tọa độ theo kinh độ và vĩ độ.

4. Nếu lấy mốc thời gian là lúc 5 giờ 15 phút thì sau ít nhất bao lâu kim phút đuổi kịp kim giờ ?
Giải

Gọi \omega_{1}
 là số vòng quay của kim phút trong 1 giây (vận tốc góc của kim phút)
Gọi \omega_{2}
 là số vòng quay của kim giờ trong 1 giây (vận tốc góc của kim giờ)
Phương trình biểu diễn góc quay của mỗi kim
Khi kim phút đuổi kịp kim giờ, ta có
Vậy sau 12 phút 16,36 giây kim giờ và kim phút sẽ gặp nhau.

                                                                                                  Tiểu Quậy

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

 

Tổng Quan Trang WEB

Tìm Kiếm

Google.com.vn Tui Yêu Vật Lý

Blog Archive