____BÀI 6: TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG______
I – Tính tương đối của chuyển động
1. Tính tương đối của quỹ đạo
VD1: Một người đứng bên đường và một người ngồi trong ôtô đang chạy nhìn những giọt
mưa rơi nhưng mỗi người lại thấy quỹ đạo chuyển động của giọt nước mưa theo dạng khác nhau.
Giải thích:
- Người đứng bên đường thấy giọt nước mưa chuyển động trong hệ quy chiếu gắn với vật
mốc là mặt đường.
- Người lái ôtô thấy giọt nước mưa chuyển động trong hệ quy chiếu gắn với vật mốc là ôtô.
Nhận xét: Quỹ đạo chuyển động đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau. Quỹ đạo có tính tương đối.
2. Tính tương đối của vận tốc
VD2: Đối với cái cây bên đường thì một hành khách đang chuyển động với vận tốc 40km/h
nhưng đối với hành khách ngồi kế bên thì người ấy đứng yên.
Nhận xét: Vận tốc chuyển động đối với những hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau. Vận tốc có tính tương đối.
II – Công thức cộng vận tốc
1. Hệ quy chiếu chuyển động và hệ quy chiếu đứng yên
Xét bài toán về chiếc thuyền chạy dọc theo dòng sông. Ta sẽ xét sự chuyển động của thuyền
trong hai hệ quy chiếu:
- Hệ quy chiếu gắn với bờ sông gọi là hệ quy chiếu đứng yên.
- Hệ quy chiếu gắn với một vật trôi theo dòng nước gọi là hệ quy chiếu chuyển động.
2. Công thức cộng vận tốc
a. Xét trường hợp thuyền chạy xuôi dòng
- Gọi vtb là vận tốc của thuyền đối với bờ. Gọi là vận.
- Gọi vtn là vận tốc của thuyền đối nước. Gọi là vận tốc tương đối.
- Gọi vnb là vận tốc của nước đối với bờ. Gọi là vận tốc kéo theo.
Dễ dàng thấy:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động thì:
b. Xét trường hợp thuyền chạy ngược dòng
Ta cũng có:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động thì:
Kết luận: Véctơ vận tốc tuyệt đối bằng véctơ vận tốc tương đối cộng véctơ vận tốc kéo theo.
VD3: Một canô chạy xuôi dòng từ bến sông A đến bến sông B cách nhau 72km mất thời gian 2 giờ. Cho biết vận tốc của canô đối với nước là không đổi và bằng 33km/h.
a. Tính vận tốc của dòng nước đối với bờ.
b. Tính thời gian canô đi ngược dòng từ B về A.
VD4: Một người đi thang cuốn ở siêu thị từ tầng trệt lên tầng lầu. Nếu thang hoạt động, người ấy đi bộ trên thang thì mất 20 giây. Nếu thang ngừng hoạt động, người ấy đi bộ trên thang thì phải mất 30 giây. Hỏi nếu thang hoạt động, người ấy đứng yên trên thang thì phải mất bao lâu ?
Tiểu Quậy
Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.