Loading [MathJax]/jax/output/HTML-CSS/config.js

Chào các bạn đến với trang web Tui Yêu Vật Lý - tuiyeuvatlyhqv.blogspot.com - (by) Tiểu Quậy

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

BÀI 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ

_______________BÀI 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ______________

I - Chuyển động cơ. Chất điểm.
           1. Chuyển động cơ.
         Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
           2. Chất điểm.
         Nếu kích thước của vật rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến) thì vật đó được coi là một chất điểm.
           3. Quỹ đạo
         Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm vạch ra khi chuyển động (là tập hợp tất cả các vị trí mà chất điểm đi qua).

II - Cách xác định vị trí của vật. Vật mốc. Hệ tọa độ
           1. Xác định vị trí của vật chuyển động thẳng
           Để đơn giản ta xem như chuyển động của vật là đường thẳng (nghĩa là đã biết trước quỹ đạo). Để xác định vị trí của vật tại điểm M ta cần chọn một điểm O làm mốc, gắn vào đó một trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng quỹ đạo với chiều dương đã chọn trước. Vị trí của vật tại điểm M được xác định bởi tọa độ x = OM .
           VD: Người đi ôtô thấy cột kilômét ghi “TpHCM – 50km” nghĩa là người ấy đã chọn Tp HCM làm mốc, khoảng cách từ vị trí của người đó đến Tp HCM đã được đo sẵn là 50km.
            2. Xác định vị trí của vật trong mặt phẳng
           Để xác định tọa độ của vật trong không gian ta dùng một hệ trục tọa độ Oxy gồm hai trục Ox và Oy vuông góc nhau tại O. O là gốc tọa độ gắn với vật làm mốc.
            VD: Muốn xác định điểm M ta làm như sau:
                      - Chọn chiều dương của trục Ox và Oy.
                      - Chiếu vuông góc điểm M xuống Ox và Oy ta được hai điểm I và H.
                      - Dùng thước đo đo chiều dài MI và MH.
                      - Tọa độ x = MH = và y = MI
           Tóm lại:  Để xác định vị trí của vật ta cần một vật làm mốc, một hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc.
 III - Cách xác định thời gian trong chuyển động.
           1. Mốc thời gian và đồng hồ
           Để mô tả chuyển động của vật ta cần biết chính xác vị trí của vật ở những thời điểm khác nhau. Vì vậy ta cần có mốc thời gian và đồng hồ để đếm thời gian.
           2. Thời điểm và thời gian
           VD: Bảng giờ tàu chạy.
                       - Giờ tàu chạy cho ta biết thời điểm tàu có mặt ở các ga.
                       - Nếu bỏ qua thời gian tàu đỗ thì ta có thể tính được thời gian tàu chạy từ ga này đến ga kia.
                      - Nếu chọn mốc thời gian t = 0 lúc tàu bát đầu xuất phát thì thời điểm trùng với số đo thời gian.
           VD: Một người chạy thi cự li ngắn. Người ấy mất thời gian 12 giây để thực hiện hét cự li chạy.
           Chọn t = 0 là lúc xuất phát thì:
                      - t = 12 s là thời điểm người ấy đến đích.
                      - 12 s cũng chính là thời gian chạy của người ấy.
           Tóm lại: Để xác định thời gian trong chuyển động ta cần một mốc thời gian và một đồng hồ.
 IV- Hệ quy chiếu.
           Một hệ quy chiếu bao gồm:
                      Một vật làm mốc, một hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc.

                      Một mốc thời gian và một đồng hồ.  

                                                                                                                Tiểu Quậy

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

 

Tổng Quan Trang WEB

Tìm Kiếm

Google.com.vn Tui Yêu Vật Lý

Blog Archive