I – Cân bằng của một vật cóc trục quay cố định
1. Thí nghiệm (giáo viên thực hiện)
VD 1: Vật có trục quay cố định như: đu quay trong công viên, bánh xe đạp, cánh cửa, bánh
xe nước mía, vô lăng ôtô, bập bênh…
Trong những lần thí nghiệm trên ta có đủ cơ sở để khẳng định Fd là đại lượng đặc trưng cho
tác dụng làm quay của lực F
Fd gọi là Momen của lực F . Trong đó, d là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực F ,
gọi là cánh tay đòn của lực.
2. Momen lực
Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực. Được xác định bằng tích
của lực với cánh tay đòn của nó.
Đơn vị của Momen lực là N.m.
Chú ý: Lực có giá đi qua trục quay thì không có tác dụng làm quay vật, lúc đó lực có tác dụng làm gẫy trục quay.
II – Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định
1. Quy tắc Momen
Muốn cho vật rắn có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng các momen lực có xu
hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều ngược lại.
2. Trường hợp vật có trục quay tạm thời
Quy tắc Momen còn được áp dụng cho nhữn vật chỉ có trục quay xuất hiện tạm thời.
VD2: Trường hợp vật có trục quay tạm thời như: Nâng tạ một tay, búa nhổ đinh, xe cút kít,
đòn bẩy…
VD3: Một người dùng sức của mình để nâng một đầu của thanh gỗ nặng 100 kg, dài 3m, sao
cho thanh hợp với mặt đất một góc 300. Cho rằng thanh gỗ đồng chất, tiết diện đều. Hãy tính lực nâng của người trong hai trường hợp:
a. Nâng thẳng đứng.
b. Nâng vuông góc với thanh.
Tiểu Quậy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.