Chào các bạn đến với trang web Tui Yêu Vật Lý - tuiyeuvatlyhqv.blogspot.com - (by) Tiểu Quậy

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

BÀI 15: BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG

___BÀI 15: BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG__

I – Khảo sát chuyển động ném ngang
      Khảo sát một vật bị ném ngang từ điểm O ở độ cao h so với mặt đất với vận tốc ném là v0.
Xem như vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực trong suốt quá trình chuyển động.
      1. Chọn hệ tọa độ

          Chọn hệ tọa độ Oxy, có gốc O tại vị trí ném, trục Ox hướng theo vectơ \[\underset{v_{0}}{\rightarrow}\] trục Oy hướng theo trọng lực P.
       2. Phân tích chuyển động ném ngang
           Theo hình vẽ. Khi M chuyển động thì hình chiếu của M là Mx và My cũng chuyển động theo.
           Ta gọi các chuyển động đó là chuyển động thành phần.
gọi các chuyển động đó là chuyển động thành phần.
       3. Xác định các chuyển động thành phần

              a. Trên trục Ox, điểm Mx chuyển động thẳng đều (vì không có lực nào tác dụng vào vật).
                  Ta có:
                       - Gia tốc: \[a_{x}\] =0   
                       - Vận tốc: \[v_{x}\] = \[v_{0}\]
                       - Tọa độ: x=\[v_{0}\] t (1)
             b. Trên trục Oy, điểm My chuyển động rơi tự do (vì chỉ chịu tác dụng của trọng lực). 
                  Ta có:
                       - Gia tốc: \[a_{y}\] =g
                       - Vận tốc: \[v_{y}\] = gt
                       - Tọa độ: y= \[\frac{1}{2}\] g \[t^{2}\] (2)

II – Xác định chuyển động của vật
        1. Phương trình chuyển động
            Từ (1) và (2) ta dễ dàng suy ra được phương trình chuyển động của vật.
             Nhận xét: Dạng quỹ đạo chuyển động của vật có dạng Parabol.
          2. Thời gian chuyển động (thời gian ném)
              Thời gian chuyển động chính là thời gian rơi tự do
              Nhận xét: Các vật ném cùng lúc, tại cùng một nơi với các vận tốc ban đầu khác nhau sẽ chạm đất cùng một lúc.
            3. Tầm ném xa
                Gọi L là tầm ném xa của vật. Ta có:
                 Nhận xét: Trong ném ngang, vật ném càng xa khi vận tốc ném, độ cao ở vị trí ném càng lớn và gia tốc trọng trường càng nhỏ.
                 VD1: Một máy bay ném boom đang bay với vận tốc 1800km/h, ở độ cao 5km so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Người phi công muốn thả một quả boom trúng một mục tiêu dưới mặt đất thì phài ấn nút thả boom cách mục tiêu theo phương ngang một khoảng bao nhiêu ? ĐS: 15811 m
                  VD2: Biết gia tốc trọng trường ở Mặt Trăng nhỏ hơn 6 lần so với ở Trái Đất. Nếu trong cùng một điều kiện ném thì tầm xa ném ở MT lớn hay nhỏ hơn TĐ bao nhiêu lần ?

                                                                                                                 Tiểu Quậy 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

 

Tổng Quan Trang WEB

Tìm Kiếm

Google.com.vn Tui Yêu Vật Lý

Blog Archive