I – Lực ma sát trượt
1. Khi nào có lực ma sát trượt ?
Lực ma sát trượt xuất hiện khi có vật này trượt trên bề mặt của vật khác để ngăn cản sự trượt
của vật.
2. Đặc điểm của lực ma sát trượt
Thực nghiệm cho thấy độ lớn lực ma sát trượt phụ thuộc vào:
- Không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc.
- Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
- Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của mặt tiếp xúc.
3. Công thức tính lực ma sát trượt
Thực nghiệm cho thấy lực ma sát trượt tỉ lệ với áp lực. Xét vật trượt trên bề mặt nằm ngang,
ta có:
Với \mu 1 là hệ số ma sát trượt (không có đơn vị). Hệ số MST phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của mặt tiếp xúc.
II. Lực ma sát lăn.
Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên một vật khác, để cản lại chuyển động lăn của vật.
Lực ma sát lăn rất nhỏ so với lực ma sát trượt.
III. Lực Ma sát nghĩ.
1. Thế nào là lực ma sát nghĩ.Khi tác dụng vào vật một lực song song với mặt tiếp xúc nhưng vật chưa chuyển động thì mặt tiếp xúc đã tác dụng vào vật một lực ma sát nghĩ cân bằng với ngoại lực.
2. Những đặc điểm của lực ma sát nghĩ.
+ Lực ma sát nghĩ có hướng ngược với hướng của lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc, có độ lớn bằng độ lớn của lực tác dụng, khi vật còn chưa chuyển động.
+ Ma sát nghĩ có một giá trị cực đại đúng bằng ngoại lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc khi vật bắt đầu trượt.
+ Khi vật trượt, lực ma sát trượt nhỏ hơn ma sát nghĩ cực đại.
3. Vai trò của lực ma sát nghĩ.
Nhờ có ma sát nghĩ ta mới cầm nắm được các vật trên tay, đinh mới được giữ lại ở tường, sợi mới kết được thành vải.
Nhờ có ma sát nghĩ mà dây cua roa chuyển động, băng chuyền chuyển được các vật từ nơi này đến nơi khác.
Đối với người, động vật, xe cộ, lực ma sát nghĩ đóng vai trò lực phát động.
Tiểu Quậy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.