BÀI 22: NGẪU LỰC
I – Ngẫu lực là gì ?
1. Định nghĩa
Hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau, tác dụn vào cùng một vật gọi là ngẫu
lực.
2. Ví dụ về ngẫu lực
- Lực của tay vặn tua vít.
- Lực của hai tay điều khiển vô lăng.
- Lực của tay vặn van ống nước.
- Lực của cờ lê vặn ốc vít
v…v...
II – Tác dụng của ngẫu lực đối với vật rắn
1. Trường hợp vật rắn không có trục quay cố định
Khi chịu tác dụng của ngẫu lực thì vật không có trục quay cố định sẽ quay quanh một trục đi
qua trọng tâm của vật.
*Có thể làm thí nghiệm xoay cây thước nằm trên bàn
2. Tường hợp vật có trục quay cố định
- Khi vật có trục quay cố định nó sẽ quanh quanh trục quay đó.
- Trường hợp trục quay không đi qua trọng tâm, vật có xu hướng chuyển động li tâm nên làm biến dạng trục quay.
3. Momen ngẫn lực
Xét một ngẫu lực tác dụng vào vật có trục quay đi qua O (như hình).
Momen ngẫu lực đối với trục quay O vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực có độ lớn:
Trong đó: d là khoảng cách hai giá của ngẫu lực gọi là cánh tay đòn.
Tiểu Quậy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.