Chào các bạn đến với trang web Tui Yêu Vật Lý - tuiyeuvatlyhqv.blogspot.com - (by) Tiểu Quậy

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

BÀI 23: ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

                               BÀI 23: ĐỘNG LƯỢNG.
                   ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

I – Động lượng
      1. Xung lượng của lực
          Khi lực \[\underset{F}{\rightarrow}\] tác dụng vào vật trong khoảng thời gian \[\Delta t\] có thể gây ra sự biến đổi về trạng thái của vật. Tích \[\underset{F}{\rightarrow}\]\[\Delta t\] gọi là xung lượng của lực.
       2. Động lượng
            a. Theo định luật II Niutơn

                Theo định luật II Niutơn ta có
            b. Động lượng
                 Động lượng của một vật có khối lượng m, chuyển động với vận tốc v được xác định bởi biểu thức 
                  Đơn vị của động lượng là kg.m/s.
              c. Độ biến thiên động lượng
                   Theo công thức trên ta có độ biến thiên động lượng của vật.
                    Định nghĩa: Độ biến thiên động lượng trong một khoảng thời gian được xác định bằng xung lượng của lực tác dụng vào vật trong khoảng thời gian đó.
                     VD: Một vật có khối lượng 1 kg bay với vận tốc có độ lớn 10 m/s đến đập vuông góc với vách tường rồi bật ngược trở lại theo phương cũ và vận tốc cũ. Hãy tính độ biến thiên động lượng của vật.

II – Định luật bảo toàn động lượng
        1. Hệ cô lập
            Hệ cô lập là hệ không có ngoại lực tác dụng vào hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cũng cân
bằng nhau.
            VD1: Hai hòn bi chạm nhau trên mặt bàn nằm ngang, đạn nổ…
         2. Định luật bảo toàn động lượng
              Phát biểu: Động lượng của hệ cô lập là đại lượng bảo toàn.
              Biểu thức:  
 hoặc 
               VD2: Một hòn bi có khối lượng m1=200g chuyển động với vận tốc có độ lớn 5m/s đến chạm vào hòn bi m2=150g đang đứng yên. Sau va chạm cả hai hòn bi đều chuyển động cùng phương cùng chiều với chuyển động ban đầu. Biết sau va chạm hòn bi thứ nhất chuyển động với vận tốc 3 m/s. Tính vận tốc sau va chạm của hòn bi thứ hai.
           3. Va chạm mềm
                Là va chạm mà sau va chạm hai vật nhập vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc v . Theo định luật bảo toàn động lượng ta có công thức tính vận tốc sau va chạm mềm là 
                 VD3: Vật thứ nhất có khối lượng là 2 kg chuyển động với vận tốc 10 m/s đến va chạm với
vật thứ hai nặng 2 kg. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và cùng chuyển động theo hướng cũ. Hãi
tính vật tốc của hai vật sau va chạm.
            4. Chuyển động bằng phản lực
                Khi một vật có khối lượng M phụt ra phía sau một lượng vật chất có khối lượng m thì dưới
tác dụng của phản lực vật sẽ chuyển động về phía trước. Chuyển động đó gọi là chuyển động bằng
phải lực.
                Theo định luật bảo toàn động lượng ta có công thức tính vận tốc chuyển động bằng phản lực là 
                  VD 4: Một khẩu đại bác có khối lượng 2 T đang nằm yên thì bắn ra một viên đạn có khối
lượng 20 kg với vận tốc 400 m/s. Hãy tính vận tốc giật lùi của đại bác khi:
                             a. Bắn theo phương ngang.
                             b. Bắn theo phương chếch lên một góc 30*.

                                                                                          Tiểu Quậy

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

 

Tổng Quan Trang WEB

Tìm Kiếm

Google.com.vn Tui Yêu Vật Lý

Blog Archive