Chào các bạn đến với trang web Tui Yêu Vật Lý - tuiyeuvatlyhqv.blogspot.com - (by) Tiểu Quậy

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

BÀI 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

________BÀI 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU____________
I – CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
              1. Độ dời và quãng đường đi được
                  a. Véctơ độ dời
                      Xét một chết điểm chuyển động theo quỹ đạo bất kỳ. Trong khoảng thời gian \[\Delta t\]  vật đi từ vị trí \[M_{1}\] tới \[M_{2}\]. Véctơ \[\underset{M_{1}M_{2}}{\rightarrow}\] gọi là véctơ độ dời của chuyển động.
                  b. Quãng đường đi được
                        Quãng đường đi được thường không bằng độ dời. Chỉ bằng trong trường hợp sau:
                              - Vật chuyển động cong trên một đoạn đường rất ngắn.
                              - Vật chuyển động thẳng theo một chiều nhất định.
              2. Vận tốc trung bình (Véctơ vận tốc trung bình)
                   Véctơ vận tốc trung bình \[v_{tb}\] trong khoảng thời gian \[\Delta t\]  được xác định bằng thương số của véctơ độ dời \[\underset{M_{1}M_{2}}{\rightarrow}\] và khoảng thời gian \[\Delta t\]  đó.
                   Véctơ vận tốc trung bình cùng phương cùng chiều với véctơ độ dời [\underset{M_{1}M_{2}}{\rightarrow}\] 

                    Trong trường hợp độ dời không bằng quãng đường thì véctơ vận tốc trung bình ít có ý nghĩa trong khảo sát.
                3. Tốc độ trung bình
                    Tốc độ trung bình được xác định bằng thương số giữa quãng đường đi được với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
                    Tốc độ trung bình đặc trưng cho sự chuyển động nhanh hay chậm của vật trên quãng đường S.
                 Chú ý: Nếu không quan tâm đến phương và chiều thì có thể gọi Tốc độ là Vận tốc.

                 4. Chuyển động thẳng đều
                     Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
                 5. Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều

                     Từ công thức \[v_{tb}\] = \[\frac{s}{t}\] ta suy ra 
                     

                     Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được tỉ lệ thuận với thời gian t.
II – Phương trình chuyển động (phương trình tọa độ - thời gian) của chuyển động thẳng đều
                 1. Phương trình chuyển động thẳng đều (phương trình tọa độ - thời gian)

                     Xét một vật chuyển động thẳng đều dọc theo trục Ox.
                     Chọn hệ quy chiếu:
                         - Chọn gốc tọa độ O sao cho vật có tọa độ ban đầu x0,
                         - chiều dương của trục tọa độ trùng với chiều chuyển động.
                         - Chọn mốc thời gian t = 0 là lúc vật bắt đầu chuyển động.

                     Ta có:

                          - Ở thời điểm ban đầu t = 0 thì vật có tọa độ x = x0
                          - Ở thời điểm bất kì t nào đó vật có tọa độ x = x0 + s = x0 + vt
                           gọi là phương trình chuyển động của vật.

                  2. Đồ thị tọa độ - thời gian
                             Để dễ hiểu ta vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của phương trình x = 1 + 2t.
                             Nhận xét: Đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều là đường thẳng đi qua điểm có tọa độ (0 ; x0).

                                                                                                      Tiểu Quậy

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

 

Tổng Quan Trang WEB

Tìm Kiếm

Google.com.vn Tui Yêu Vật Lý

Blog Archive