I – Điểm đặt, phương và chiều của lực đàn hồi của lò xo
Kết luận:
- Lực đàn hồi xuất hiện và đặt vào hai đầu lò xo khi nó bị biến dạng.
- Phương dọc theo trục của lò xo.
- Chiều ngược hướng với lực làm lò xo biến dạng.
+ Khi lò xo bị dãn, lực đàn hồi hướng vào trong lò xo.
+ Khi lò xo bị nén, lực đàn hồi hướng ra ngoài lò xo.
II – Độ lớn của lực đàn hồi của lò xo
1. Định luật Húc (Rô-bớt Húc)
Bằng những nghiên cứu của mình về mối quan hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo.
Rô-bớt Húc đã rút ra được:
Nội dung: Trong giới hạn đàn hổi, lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo.
2. Giới hạn đàn hồi
Thí nghiệm cho thấy khi lò xo bị biến dạng quá mức giới hạn nào đó thì nó sẽ mất đi tính năng đàn hồi.
3. Chú ý
Với dây thép, dây cao su…lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi kéo dãn.
Với các mặt tiếp xúc bị biến dạng ép vào nhau thì lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt
tiếp xúc.
VD1: Một lò xo có chiều dài khi không biến dạng là 5cm. Giữ một đầu lò xo cố định, tác dụng vào lò xo một lực kéo 2N thì chiều dài của lò xo lúc này là 7cm.
a. Lò xo bị nén hay bị dãn ?
b. Tính độ cứng của lò xo.
III – Ghép lò xo
1. Hai lò xo ghép song song
Độ cứng tương đương của hai lò xo ghép song song là:
VD2: Hai lò xo có độ cứng lần lượt là k1=100N/m và k2=50N/m, có chiều dài bằng nhau,
được ghép song song với nhau. Một đầu hệ lò xo được giữa cố định, đầu kia treo một vật có khối
lượng 5kg. Tính độ dãn của hệ lò xo.
2. Hai lò xo ghép nối tiếp
Độ cứng tương đương của hai lò xo ghép song song là:
VD3: Một lò xo có độ cứng k, chiều dài l0.
a. Cắt cò xo thành hai phần bằng nhau. Tính độ cứng mỗi đoạn. ĐS: k1=2k
b. Tiếp tục cắt mỗi đoạn trên thành hai phần bằng nhau. Tính độ cứng mỗi đoạn. ĐS: k2=4k
Nhận xét: trong trường hợp lò xo bị cắt thành nhiều đoạn, độ cứng lò xo tỉ lệ nghịch với độ
dài của nó.
Tiểu Quậy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.