1. Chọn câu khẳng định
đúng. Đứng ở Trái Đất, ta sẽ thấy :
A. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt
Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
B. Mặt Trời và Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng quay
quanh Trái Đất.
C. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất và Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và Mặt Trăng quay
quanh Trái Đất.
Đứng ở Trái Đất, nên ta chọn Trái Đất làm mốc. Do đó chọn đáp án : D
2. Một chiếc thuyền buồm chạy
ngược dòng sông, sau 1 giờ đi được 10 km. Một khúc gỗ trôi theo dòng sông, sau
1 phút trôi được 100/3m. Tính vận tốc của thuyền buồm so với nước.
A. 8 km/h. B.
10 km/h. C. 12
km/h. D. Một
đáp số khác.
Giải
Vận tốc ngược dòng 10 km/h
Vận tốc dòng nước: 100/3 (m/phút) = 2km/h
Vận tốc thuyền so với nước: 10 + 2 = 12 km/h
Do đó chọn đáp án: C.
3. Một hành khách ngồi trong toa
tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển
động như nhau. Hỏi toa tàu nào chạy ?
A. Tàu H đứng yên, tàu N chạy. B. Tàu H chạy, tàu N đứng yên.
C. Cả hai tàu đều chạy. D. Các kết luận trên đều không đúng.
Giải
Câu này kiểm tra nói rồi, không nói nữa
4. Một ô tô chạy đều trên một
đường thẳng với vận tốc 40 km/h. Một ô tô B đuổi theo ô tô A với vận tốc 60
km/h. Xác định vận tốc của ô tô B đối với ô tô A và của ô tô A đối với ô tô B.
Giải
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hai ô tô
Gọi
\underset{v_{A/B}}{\rightarrow} là vận tốc của ô tô A đối với ô tô B (vận tốc tuyệt
đối)
\underset{v_{A/md}}{\rightarrow} là vận tốc của ô tô A đối với mặt đường (vận tốc tương
đối)
\underset{v_{md/B}}{\rightarrow} là vận tốc của mặt đường đối với ô tô B (vận tốc
kéo theo)
Áp dụng công thức cộng vận tốc, ta có:
Vậy, vận tốc của ô tô A đối với ô tô B là -20 km/h và
ngược lại vận tốc của ô tô B đối với ô tô A là 20 km/h.
5. A ngồi trên một toa tàu
chuyển động với vận tốc 15 km/h đang rời ga. B ngồi trên một toa tàu khác
chuyển động với vận tốc 10 km/h đang vào ga. Hai đường tàu song song với nhau.
Tính vận tốc của B đối với A.
Giải
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của A
\underset{v_{A/B}}{\rightarrow} vận tốc A đối với B
\underset{v_{A/G}}{\rightarrow} vận tốc A đối với ga
\underset{v_{G/B}}{\rightarrow} vận tốc ga đối với B
Áp dụng công thức cộng vận tốc, ta có (*):
Chiếu (*) lên phương chuyển động
Vận tốc A đối với B: vA/B = 25 km/h. Do đó
vận tốc của B đối với A là – 25 km/h.
Tiểu Quậy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.